Phương pháp kiểm tra cọc khoan nhồi ở Việt Nam

Ngày đăng:10:55 11/03/2017
Lượt xem: 1.947
Cỡ chữ

Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi và xác định sức chịu tải cọc khoan nhồi ở Việt Nam hiện nay :

Những năm gần đây các công trình thi công giao thông, khu đô thị,… cọc khoan nhồi đã được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng, sức chịu tải, tính đồng nhất của cọc khoan nhồi đã được quan tâm chú trọng.

Các phương pháp kiểm tra siêu âm cọc khoan nhồi :

Phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng tia gama được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam đó là xây dựng cầu Việt Trì (khoảng vào đầu những năm 90). Tuy nhiên còn có một số hạn chế về độ an toàn và bề dày bê tông kiểm tra được, do đó phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng tia gama không được áp dụng rộng rãi.

Phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi được sử dụng phổ biến hiện nay trong nước là phương pháp siêu âm truyền qua và phương pháp thí nghiệm PIT(hay gọi là kiểm tra PIT, MIMP). Hầu hết các cọc khoan nhồi được kiểm tra khuyết tật đều áp dụng đồng thời cả hai phương kiểm tra trên.

Các phương pháp thử tải trọng cọc khoan nhồi :

Phương pháp thử nén tĩnh là phương pháp được sử dụng đầu tiên để xác định sức chịu tải cọc khoan nhồi, sử dụng một tải trọng cực lớn bao gồm nhiều khối bê tông nén lên bề mặt cọc.

Ngoài ra, hiện nay phương pháp thử động biến dạng lớn (thí nghiệm PDA) cũng đang được sử dụng phổ biến ở nước ta. Hầu hết các công trình có sử dụng cọc khoan nhồi đều áp dụng phương pháp thí nghiệm PDA để thử tải trọng.

Phương pháp thử nén tĩnh bằng hộp tải trọng Osterberg được áp dụng lần đầu tiên ở nước ta trong công trình cầu Mỹ Thuận vào đầu năm 1998, tiếp đó là cầu Lạc Quần vào cuối năm 1998. Để có thể áp dụng phổ biến phương pháp thử nén tĩnh này cần phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao.

Phương pháp thử tải tĩnh động STATNAMIC là phương pháp mới lần đầu được nghiên cứu về mặt lý thuyết ở Việt Nam. Năm 1995, các công ty tư vấn Anh đã đề nghị áp dụng cho thử cọc khoan nhồi tại cảng container Tân Thuận nhưng phía Việt Nam không chấp thuận, nguyên nhân do tại thời điểm đó công nghệ này còn quá mới đối với Việt Nam. Với ưu thế về độ tin cậy và giá thành hợp lý, trong thời gian tới chắc chắn phương pháp thử tải tĩnh động STATNAMIC sẽ được áp dụng trong việc thử tải cọc khoan nhồi ở Việt Nam.