Phương pháp kiểm tra cọc khoan nhồi trên thế giới

Ngày đăng:10:53 11/03/2017
Lượt xem: 1.798
Cỡ chữ

Phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi và xác định sức chịu tải của cọc khoan nhồi trên thế giới :

Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi và xác định sức chịu tải cọc khoan nhồi trên thế giới đã được quan tâm từ rất sớm. Đến nay đã có rất nhiều các phương pháp, nghiên cứu lý thuyết và thiết bị kiểm tra được áp dụng  có hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi. Có nhiều hãng chỉ chuyên sản xuất thiết bị và thực hiện công tác đánh giá, kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi như Testconsult , PDI, LOADTEST của Mỹ, TNO của Hà Lan,...

Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi :

Chủ yếu các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi đều dựa vào nguyên lý phản hồi xung và phản hồi âm thanh. Năm 1983, Một trung tâm thí nghiệm động lực học ở Delft (Hà Lan) đã nghiên cứu và phát triển phương pháp phản hồi âm thanh để kiểm tra độ đồng nhất thân cọc.

Năm 1977, Wetman đề xuất phương pháp phản hồi xung và đo trở kháng cọc khoan nhồi để xác định khuyết tật trong cọc bê tông và độ cứng của hệ cọc bê tông - đất nền. Đây chính là cơ sở lý thuyết cho các thiết bị kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi như là kiểm tra MIMP của Pháp, kiểm tra PIT của hãng PDI - Mỹ.

Cũng từ nguyên lý này một số phương pháp kiểm tra chất lượng cọc được đề xuất như là phương pháp chấn động song song, phương pháp sóng ứng suất trong. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt.

Phương pháp siêu âm truyền qua được áp dung bằng cách đặt sẵn các ống trong cọc khoan nhồi cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến hầu hết các nước trên thế giới. Phương pháp siêu âm truyền qua dựa vào vận tốc âm truyền trong bê tông để kiểm tra, đánh giá chất lượng cọc. 
hình ảnh cho tìm kiếm hệ thống vận hành siêu âm cọc khoan nhồi truyền qua
 
Hình 1: Hệ thống vận hành siêu âm truyền qua
Đã có rất nhiều thiết bị kiểm tra cọc khoan nhồi được chế tạo, trong đó thiết bị được sử dụng nhiều nhất là CSL (Crosshole Sonic Logging) của hãng Olson Instrument. Ở Việt Nam thiết bị kiểm tra cọc khoan nhồi được sử dụng phổ biến như máy Siêu âm cọc khoan nhồi model : SC-XT3000,  hãng sản xuất : Testconsult, xuất xứ : Anh
Hình ảnh cho tìm kiếm máy siêu âm cọc khoan nhồi

Ngoài các phương pháp kiểm tra cọc khoan nhồi nêu trên, người ta còn sử dụng một số phương pháp kiểm tra sau để kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi như : phương pháp khoan lấy lõi, phương pháp nội soi bê tông, phương pháp tia gamma.

Các phương pháp kiểm tra thử tải xác định sức chịu tải cọc khoan nhồi :

Trong các phương pháp kiểm tra thử tải cọc khoan nhồi thì phương pháp thử tải tĩnh truyền thống là phương pháp kiểm tra cho độ chính xác cao nhất và cũng được sử dụng sớm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi các cọc khoan nhồi được thực hiện thi công sâu hơn, đường kính cọc khoan nhồi lớn hơn dẫn đến sức chịu tải cọc khoan nhồi rất lớn thì phương pháp thử tải tĩnh truyền thống sẽ gặp phải khó khăn.

Những năm 60, Viện công nghệ Case đã xây dựng “Phương pháp thử động biến dạng lớn PDA” để kiểm tra sức chịu tải cọc bê tông dựa trên lý thuyết truyền sóng trong cọc. Cho đến nay, phương pháp thử động biến dạng lớn PDA đã được sử dụng phổ biến và đưa vào quy trình của nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Vào đầu những năm 1980, giáo sư người Mỹ Jorj O. Osterberg của Trường Đại học Northwestern, Florida đã đưa ra phương pháp nén tĩnh mới mà sau này mang tên ông là “Phương pháp thử tải tĩnh bằng hộp tải trọng Osterberg”.

Phương pháp thử tải trọng tác dụng lên cọc khoan nhồi được truyền từ hộp tải trọng đặt sẵn trong thân cọc khoan nhồi trước khi đổ bê tông. Cho đến nay phương pháp thử tải tĩnh mang tên ông được áp dụng rộng rãi và được đưa vào tiêu chuẩn của nhiều nước trên thế giới. Công ty Loadtest đang là hãng giữ độc quyền về sản xuất các thiết bị kiểm tra cọc khoan nhồi sử dụng phương pháp này.

Phương pháp kiểm tra thử tải cọc khoan nhồi mới nhất là “Phương pháp thử tải tĩnh động STATNAMIC”. Năm 1988 ở Canada phương pháp thử tait tĩnh động STATNAMIC đã được thí nghiệm lần đầu tiên. Từ năm 1989 nó đã bắt đầu được sử dụng trong thực tế ở các nước Nhật Bản,  Canada, Hà Lan,...

Năm 1995, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất tổ chức ngày 27 đến ngày 30 tháng 9 về STATNAMIC đã tập hợp gần 200 nhà khoa học trên thế giới. Trong Hội nghị này đã thông báo các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới và đây cũng là diễn đàn để trao đổi để hoàn thiện hơn phương pháp thử tải tĩnh động STATNAMIC.

Hiện nay, hãng TNO của Hà Lan, một hang sản xuất đi đầu trong nghiên cứu phương pháp STATNAMIC đang có hệ thống thiết bị kiểm tra bê tông được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.