Thi công hệ thống tiếp địa cho trạm BTS

Ngày đăng:09:21 16/02/2022
Lượt xem: 1.822
Cỡ chữ
Các loại hệ thống tiếp địa phổ biến ngành viễn thông hiện nay đang triển khai thi công:
Hệ thống tiếp địa Khoan lỗ
Hệ thống tiếp địa đóng cọc
Hệ thống tiếp địa gem
Hệ thống tiếp địa khoan 1 lỗ sâu 10m và một cọc đóng trực tiếp:



Địa điểm áp dụng: cho các trạm BTS trên mái khu vực các tỉnh đồng bằng.
- Tổ đất gồm 01 cọc thép bọc đồng f16 dài 2,4m, thả lỗ khoan f90 sâu 10 m và 01 cọc thép bọc đồng dài 2,4m đóng trực tiếp liên kết với dây đồng C50 bằng mối hàn hoá nhiệt (cadweld). Thực hiện theo các bước như sau:
+ Thực hiện công tác chuẩn bị vật tư, máy đo lực căng dây co trạm BTS trang thiết bị thi công sau khi nhận bản vẽ thiết kế.
+ Xác định được vị trí khoan hố tiếp địa theo bản vẽ thiết kế.
+ Để khoan hố, sử dụng áp lực của máy bơm nước đồng thời khoan bằng tay. Trong quá trình khoan, nếu gặp sự cố thì phải báo ngay về cho người chỉ huy để tìm biện pháp khắc phục.
+ Dừng sau khi khoan đạt độ sâu theo thiết kế 10m.
+ Đào rãnh với kích thước theo thiết kế và đóng trực tiếp 01 cọc thép bọc đồng
f16 dài 2,4m.
+ Đào rãnh liên kết 2 hố khoan với kích thước sâu x rộng = 600x550mm.
+ Tiến hành hàn nối các cọc thép bọc đồng với dây đồng trân C50 bằng mối hàn hoá nhiệt, thả 01 cọc xuống hố khoan 10m.
+ Dùng dây cáp théo fi8Thực hiện các mối hàn mặt bích cho hệ thống chống sét của cột và thoát sét qua các dây co của cột, dây đồng trần C50 thoát sét cho nhà trạm. Dây dẫn sét phải được cố định vào tường và đi trong ống 34 đi xuống và hàn nối với tổ đất bằng mối hàn hóa nhiệt
Điện trở tiếp đất yêu cầu ≤ 4.

Hệ thống tiếp địa đóng cọc:
 
Hệ thống tiếp địa đóng 9 cọc sử dụng máy đo lực căng dây co trạm BTS. Địa điểm áp dụng : khu vực Trung du, miền núi (vùng 1, vùng 2, các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và một số huyên miền núi của Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá).

hệ thống tiếp địa


 
 
Hệ thống tiếp địa đóng 6 cọc: Địa điểm áp dụng: khu vực các tỉnh đồng bằng.

Hệ thống tiếp địa đóng 6 cọc


Thi công hệ thống tiếp địa đóng cọc:
 
Tổ đất gồm 9 cọc (hay 6 cọc tùy theo thiết kế) cọc thép bọc đồng f16 dài 2,4m đóng trực tiếp và liên kết với nhau bằng dây đồng trần C50, sử dụng mối hàn hoá nhiệt. Các bước thực hiện như sau:
+ Khi thi công đào rãnh phải căn cứ vào thiết kế chi tiết. Khi có sai khác vướng mắc về địa hình thì phải báo cáo về bộ phận điều hành thi công và chi nhánh tỉnh để yêu cầu sửa thiết kế cho phù hợp với địa hình thực tế dùng máy đo lực căng dây co trạm BTS (đồng thời đề xuất phương án đào rãnh đặt dây tiếp địa theo địa hình hiện trạng thực tế phải đảm bảo theo yêu cầu về chu vi vòng ring và khoảng cách giữa các cọc đồng theo yêu cầu của thiết kế).
+ Đào rãnh tiếp địa đủ sâu theo vòng tròn thiết kế: sâu 600mm và rộng 550mm
+ Đóng trực tiếp 9 cọc (hoặc 6 cọc) thép bọc đồng quanh rãnh đào, đúng độ sâu (2,4m tính từ đáy rãnh đào) và khoảng cách. Nếu trong trường hợp đóng cọc gặp sự cố (điện ngầm, nước ngầm, đá bản…) phải báo về cho người chỉ huy để tìm biện pháp khắc phục.
+ Sau khi đóng cọc sẽ thực hiện việc hàn nối liên kết các cọc bằng dây đồng C50
bằng mối hàn CADWELD.
+ Tuyệt đối không được lấp khi rãnh chưa đủ độ sâu, các mối hàn vòng ring chưa đảm bảo chất lượng.
Mối hàn mặt bích cột (2 mối) phải được vệ sinh tạo được sự tiếp xúc tốt cho mối hàn
 
+Toàn bộ các điểm nối mà phải sử dụng mối hàn CADWELD.
+Phải để đây tiếp địa chờ cho hệ thống thiết bị đúng theo quy định (02 sợi).
- Điện trở tiếp đất yêu cầu ≤ 4.
Hệ thống tiếp địa điển hình dạng hố
- Địa điểm áp dụng: tại khu vực có địa hình núi đá.
+ Đầu tiên, phải xác định được vị trí các hố tiếp địa ở móng co M0,M1,M2,M3.
+ Sau khi đã xác định được vị trí, đội thi công sẽ tiến hành đào hố ở các vị trí sát với các móng co với kính thước theo thiết kế là 1,5x1,5x1.
+ Đào các rãnh liên kết giữa các hố M1, M2, M3 về phía móng co M0 với
độ sâu x rộng là 600x550mm.
+ Sau khi đã kết thúc việc đào hố và các rãnh liên kết ta sẽ thực hiện việc rải dây đồng C50 cho các hố. Dây đồng phải được rải san đều trong lòng hố theo hình zic zắc và rải dây liên kết.
+ Sử dụng bột GEM đổ xuống các hố (chia đều bột GEM cho các hố).
+ Tuyệt đối không được lấp khi rãnh và hố khi chưa đủ độ sâu, các mối hàn chưa đảm bảo chất lượng.
+ Mối hàn mặt bích cột (2 mối) phải được vệ sinh tạo được sự tiếp xúc tốt cho mối hàn
+Toàn bộ các điểm nối mà phải sử dụng mối hàn CADWELD.
+Phải để đây tiếp địa chờ cho hệ thống thiết bị đúng theo quy định (02 sợi).
+ Sau khi đã hoàn tất việc hàn nối ta tiến kiểm tra lại toàn bộ các mối hàn và tiến hành việc lấp đất đầm chặt.
- Điện trở tiếp đất yêu cầu ≤ 4.
 
Hệ thống tiếp địa đóng cọc thép V

Hệ thống tiếp địa đóng cọc thép V
 
Chú ý: Một số lưu ý thi công tiếp địa máy đo lực căng dây co trạm BTS
+ Thi công tiếp địa theo đúng thiết kế chi tiêt: Độ sâu rãnh chôn dây tiếp địa là 60cm, các mối hàn dây-dây, dây-cọc, dây-mặt bích chân cột BTS phải đầy đặn, chắc chắn, đúng vị trí, đẹp.
+ Thi công thoát sét dây co đúng quy cách, đủ khóa cáp (khóa gang).
+ Một số hình ảnh thi công tiếp địa:
Một số hình ảnh thi công tiếp địa

Đo kiểm (máy đo lực căng dây co trạm BTS) :
- Sau khi kết thúc quá trình thi công. Đối với tất cả các hệ thống tiếp địa ta phải tiến hành việc đo trị số của hệ thống tiếp địa bằng đồng hồ đo điện trở đất ba dây hoặc đồng hồ đo điện trở đất dạng kìm. Trị số điện trở đất ≤ 4.
- Trong trường hợp không đạt phải báo cáo với người chỉ huy và chi nhánh tỉnh để có phương án thiết kế bổ xung.
Chú ý: Khi đo điện trở đất phải đảm bảo đất tại nơi đóng 02 cọc phu trợ phải ẩm, nếu khô thì phải tưới ít nước thêm vào cho ẩm trước khi đóng cọc.
+ Nếu đo điện trở đất đảm bảo ≤ 4Ω, thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật => kết thúc quá trình thi công tiếp địa
+ Trường hợp đo điện trở đất > 4Ω, phải thông báo cho ban điều hành để nắm tình hình và phối hợp cùng chi nhánh tỉnh đề xuất phương án thiết kế bổ xung với chủ đầu tư.