Máy đo lực căng đánh giá chất lượng chỉ may

Ngày đăng:08:26 14/04/2022
Lượt xem: 1.367
Cỡ chữ
Các chỉ số máy đo lực căng đánh giá chất lượng của chỉ may trong công nghiệp
1. Độ bền đứt tuyệt đối khi đo máy đo lực căng sợi chỉ

- Là lực kéo đứt cần thiết làm đứt chỉ may. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử lực : nhiệt độ, độ ẩm, sức căng ban đầu , độ hồi ẩm…..Đơn vị đo của máy đo lực căng sợi chỉ : gf, kgf, lbf, cN .......
- Độ bền đứt của chỉ may dùng để đánh giá độ bền của chỉ trong quá trình sử dụng ( giặt giũ và may mặc )
- Chỉ may càng thô (độ nhỏ) thì độ bền đứt tuyệt đối càng cao và ngược lại .
2. Độ bền đứt tương đối máy đo lực căng  
- Độ bền đứt tương đối là lực kéo tại thời điểm đứt tính trên đơn vị độ mảnh của mẫu .
  Đơn vị đo là : g/denier, g/tex .....
- Độ bền đứt tương đối = Độ bền đứt tuyệt đối / độ mảnh
- Độ bền đứt của chỉ may phụ thuộc vào chi số ( độ mảnh ), nhưng độ bền đứt tương đối không phụ thuộc vào chi số sợi .

sợi chỉ

3. Độ bền đứt vòng chỉ
- Trong quá trình may, chỉ có liên kết tạo vòng . Cần xác định lực kéo đứt chỉ ở trạng thái vòng.  Độ bền đứt máy đo lực căng vòng sợi là lực cần thiết làm đứt chỉ tại vị trí hai sợi chỉ may đan lồng vào nhau.
- Khi thử  nghiệm, chỉ may bị đứt ngay tại vị trí hai vòng sợi giao nhau là tốt nhất, các trường hợp khác là không chấp nhận.
- Độ bền đứt vòng sợi có mối quan hệ chặt chẽ với độ bền mũi may.
4. Hệ số độ bền đứt vòng sợi
- Hệ số độ bền đứt vòng sợi = Độ bền đứt sợi đơn / độ bền đứt vòng sợi
- Hệ số tốt nhất là bằng 2.
- Hệ số độ bền đứt vòng sợi : khi máy đo lực căng đo dùng đánh giá chất lượng độ bền vòng sợi                 
5. Độ dãn đứt tuyệt đối :
- Độ dãn đứt tuyệt đối là độ kéo dãn thể hiện tính chất giãn dài của của chỉ khi bị một lực tác dụng . Đặc trưng kéo giãn dài là tính chất quan trọng của chỉ may.
 - Độ dãn đứt tuyệt đối = (Chiều dài tăng thêm sau khi thử/ Chiều dài thử ban đầu) x 100%
6. Độ đàn hồi
- Sau khi kéo dãn, chiều dài ban đầu của chỉ may không thay đổi: Chỉ có độ đàn hồi tốt.
- Trường hợp không trở lại đúng chiều dài ban đầu, chỉ có tính mềm và dễ uốn.
- Hầu hết chỉ may có độ mềm mại
- Độ đàn hồi của chỉ ảnh hưởng độ bền, chất lượng hoàn tất của mũi may và đường may
7. Độ co sợi chỉ máy đo lực căng
-Độ co là sự thay đổi kích thước của chỉ sau quá trình giặt giũ hoặc gia nhiệt.
- Độ co của chỉ may cao là nguyên nhân làm đường may bị nhăn trong quá trình giặt giũ.
8. Độ bền mài mòn ( sự ma sát)
- Độ bền mài mòn là sự ma sát giữa chỉ may với chỉ may. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá thông số may của chỉ may.
- Chỉ may có độ bền mài mòn tốt:
·        Độ bóng cao
·        Bề mặt trơn, phẳng
·        Không bị khuyết tật
9. Độ bền màu máy đo màu
- Chỉ may phải giữ được màu sắc trong suốt vòng đời sử dụng của sản phẩm.
- Chỉ may không được phép phai màu trong quá trình giặt giũ và phơi ra ngoài ánh sáng, cũng như dây màu lên vải.
10. Độ đều của chỉ may
 Chỉ có thân sợi đồng đều và bề mặt trơn láng.
11. Tính bền hóa chất của chỉ may
- Trong quá trình sử dụng, sản phẩm may mặc chịu nhiều tác động như là giặt giũ, giặt khô, tẩy trắng và để tránh bị hư hỏng, chỉ may phải có tính bền cao với hóa chất.
- Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của chỉ may